CÁC DẤU HIỆU CẢNH BÁO CẦN ĐƯA TRẺ ĐẾN BỆNH VIỆN KHÁM KỊP THỜI

Liên hệ


Số khách hàng đang xem: 198
Số lượng sản phẩm đã bán:

Mô tả sản phẩm

CÁC DẤU HIỆU CẢNH BÁO CẦN ĐƯA TRẺ ĐẾN BỆNH VIỆN KHÁM KỊP THỜI

Do ảnh hưởng một phần của dịch Covid-19, một phần do lo ngại sự lây lan mầm bệnh, ngại chờ đợi và các quy định thủ tục cần phải tuân thủ để phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở y tế nên khi trẻ ốm người nhà thường tự đi mua thuốc hoặc sử dụng lại những đơn thuốc cũ để điều trị cho trẻ.

Khi trẻ có những biểu hiện rất nặng gia đình mới đưa đến bệnh viện, làm giảm hiệu quả điều trị, cấp cứu khó khăn, bỏ qua thời gian điều trị thích hợp của bệnh, từ đó có thể để lại di chứng nặng nề cho trẻ. Có gia đình không nhận biết đúng dấu hiệu cấp cứu, đưa trẻ đến viện muộn dẫn đến tình trạng bệnh nặng và nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Như vậy các gia đình nên biết được các dấu hiệu nào là cần thiết để đưa trẻ đến bệnh viện khám kịp thời.

Tùy theo lứa tuổi, dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo mà gia đình cần chú ý phát hiện để đưa trẻ kịp thời đến các cơ sở y tế:

 

1.    Trẻ <2 tháng, gia đình chú ý phát hiện khi có một trong các dấu hiệu sau phải cho trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế:

  1. Co giật
  2. Nôn nhiều (hơn 3 lần trong 1 giờ hay hơn 4 lần trong 6 giờ)
  3. Bú kém đặc biệt là bỏ bú
  4. Cử động ít (chỉ cử động khi kích thích hoặc không cử động gì cả) hoặc li bì khó đánh thức hay quấy khóc nhiều
  5. Trẻ ngã hay bị chấn thương
  6. Nhịp thở ≥ 60 lần/phút trong 2 lần đếm nhịp thở (đếm khi trẻ không khóc)
  7. Cánh mũi phập phồng theo nhịp thở hoặc thở nên
  8. Thở có tiếng rít hoặc khò khè
  9. Tím tái
  10. Sốt >38°C (cặp nách) hoặc hạ thân nhiệt <36°C
  11. Thóp phồng
  12. Chảy mủ tai
  13. Mắt trẻ bị viêm tấy hoặc chảy mủ
  14. Mụn mủ da nặng hay nhiều mụn mủ (≥10 mụn mủ)
  15. Rốn trẻ sưng tấy hoặc chảy mủ
  16. Bụng chướng to
  17. Vàng da xuất hiện sớm trong vòng 24 giờ sau sinh
  18. Vàng da lan nhanh đến bụng, đùi, chân trong những ngày đầu sau sinh
  19. Vàng da tăng nhanh
  20. Vàng da kèm phân bạc màu
  21. Trẻ không đi ngoài phân su, không đi tiểu trong 24 giờ sau sinh.
  22. Đi ngoài phân lỏng tóe nước >3 lần/ngày
  23. Tiêu chảy kéo dài hơn 14 ngày
  24. Tiêu chảy có máu trong phân

2.    Trẻ>2 tháng tuổi, Khi bố mẹ phát hiện có một trong những dấu hiệu sau cần phải cho trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế:

  1. Trẻ bỏ bú hay không thể ăn uống được
  2. Nôn nhiều (hơn 3 lần trong 1 giờ hay nhiều hơn 4 lần trong 6 giờ) hay nôn hết tất cả mọi thứ sau khi ăn, uống.
  3. Ngủ li bì khó đánh thức hay quấy khóc nhiều (khóc thét từng cơn), kích thích vật vã
  4. Co giật
  5. Khó thở (trẻ thở nhanh và mạnh hơn bình thường, cánh mũi phập phồng, đầu gật gù theo nhịp thở, rút lõm hõm ức hay rút lõm lồng ngực)
  6. Đau tức ngực
  7. Tím tái môi, đầu chi
  8. Thở rít khi nằm yên
  9. Sốt khó hạ (uống hạ sốt đúng liều mà sau 2 giờ vẫn 239°C) hay sốt >5 ngày hoặc hạ nhiệt độ <36°C
  10. Trẻ có sốt và có tiền sử co giật
  11. Trẻ có sốt kèm phát ban
  12. Trẻ có ban phỏng ở miệng, bàn tay, bàn chân
  13. Trẻ có các chấm xuất huyết hay các mảng xuất huyết trên da
  14. Trẻ có sốt kèm đau đầu và nôn
  15. Đau đầu mà uống giảm đau thông thường (paracetamol) không đỡ
  16. Cứng gáy hay thóp phồng
  17. Trẻ đau tai hay chảy mủ tai
  18. Trẻ nhìn mờ hay tai nghe kém
  19. Trẻ bị sưng đau bộ phận sinh dục
  20. Đau bụng cơn tăng dần hay đau bụng kèm nôn, sốt
  21. Trẻ bị tiêu chảy mà uống kém hoặc không uống được hay quấy nhiều
  22. Trẻ đi ngoài phân có máu
  23. Trẻ tiêu chảy kéo dài >14 ngày
  24. Da xanh tái và mệt
  25. Trẻ bị chảy máu không cầm
  26. Trẻ có phù (mặt, tay, chân, bụng)
  27. Trẻ đi tiểu ra máu hay đi ngoài phân đen
  28. Trẻ đi tiểu buốt, tiểu rắt hay khóc khi đi tiểu
  29. Trẻ bị chấn thương hay ngã mạnh
  30. Trẻ bị yếu chi
  31. Trẻ bị sưng đau các khớp

Ngoài ra, gia đình phát hiện thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào khác thì đều nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được phát hiện bệnh kịp thời. Trường hợp bệnh nặng, trẻ cần khám cấp cứu ngay để bác sĩ có biện pháp xử trí kịp thời.

Trong trường hợp bệnh nhẹ, trẻ có thể được thăm khám bởi bác sĩ nhi ở phòng khám theo thứ tự, tại đây trẻ sẽ được thăm khám, kiểm tra, làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị. 

Khi đưa trẻ đến bệnh viện, người nhà nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế trước khi tự ý quyết định có phải cho trẻ khám cấp cứu hay không, điều này cũng giúp giảm tải gánh nặng cho khoa cấp cứu của bệnh viện.

CHAT ZALO
GỌI ĐIỆN NGAY