Phẫu thuật không cần mở sọ: Lựa chọn mới điều trị xuất huyết não

Liên hệ


Số khách hàng đang xem: 159
Số lượng sản phẩm đã bán:

Mô tả sản phẩm

Trong bệnh đột quỵ não, xuất huyết não (XHN) có tần suất gặp cao và việc điều trị trước đây còn nhiều khó khăn mà hiệu quả thấp.

Sự ra đời của kỹ thuật chọc hút máu tụ, bơm chất tiêu sợi huyết dưới hướng dẫn của hệ thống định vị không khung đã mang lại hiệu quả điều trị cao, hạn chế tối đa tổn thương và xâm lấn tổ chức não cho bệnh nhân. Để hiểu thêm về kỹ thuật này, phóng viên báo Sức khỏe & Đời sống đã có cuộc trao đổi với ThS.BS.Đặng Hoài Lân - Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

phau-thuat-khong-can-mo-so-lua-chon-moi-dieu-tri-xuat-huyet-nao-1ThS.BS.Đặng Hoài Lân - Khoa Ngoại thần kinh BVTWQĐ 108.

PV: Xuất huyết não không chỉ là gánh nặng của người bệnh, mà đối với ngành y đây cũng là một bệnh lý phức tạp. Hiện nay đã có những bước tiến gì trong điều trị, thưa bác sĩ?

ThS.BS.Đặng Hoài Lân: Điều trị XHN tự phát bao gồm các phương pháp nội khoa và phẫu thuật. Điều trị nội khoa là sự kết hợp các phương pháp hồi sức tim phổi, kiểm soát huyết áp, giảm áp lực nội sọ, kiểm soát tình trạng chung và điều chỉnh rối loạn đông máu. Điều trị phẫu thuật trước đây thường là mở sọ giải áp, kèm theo có hoặc không lấy máu tụ.

Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về lợi ích điều trị phẫu thuật ít xâm lấn của mặt bệnh này ngày càng nhiều và có những bước tiến đáng kể mà đại diện là phẫu thuật lấy máu tụ nội soi và phẫu thuật chọc hút dẫn lưu máu tụ định vị kèm bơm chất tiêu sợi huyết. Trong đó, chọc hút, dẫn lưu và bơm chất tiêu sợi huyết vào trung tâm ổ máu tụ dưới hướng dẫn của định vị trong điều trị XHN tự phát trên lều đã được ứng dụng thành công ở nhiều trung tâm phẫu thuật thần kinh lớn của Mỹ và châu Âu. Nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng thường quy phương pháp này thay thế cho phẫu thuật mở sọ truyền thống.

PV: Bác sĩ có thể nói rõ hơn về kỹ thuật này. Hiện nay ở Việt Nam đã triển khai chưa?

ThS.BS.Đặng Hoài Lân: Để hiểu kỹ thuật này, cần làm rõ các khái niệm:

Hệ thống định vị không khung là gì?

Cùng với sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán, phẫu thuật định vị ba chiều không khung đã ra đời thay thế cho định vị có khung trước đây. Kỹ thuật này dựa trên sự hướng dẫn của các hình ảnh động bao gồm hai phần cơ bản:

- Thiết bị đăng nhập hình ảnh chẩn đoán vào hệ thống định vị: Các hình ảnh trên cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ hoặc cắt lớp phát xạ positron (PET Scan) được lưu vào hệ thống như những cơ sở dữ liệu ba chiều.

- Thiết bị định vị trong mổ: Cho phép kết nối tạo ra sự tương đồng giữa dữ liệu hình ảnh chẩn đoán trước đó và hình ảnh thực tế của bệnh nhân trong mổ.

Để dễ hiểu hơn, có thể tưởng tượng thiết bị đăng nhập như dữ liệu bản đồ Google và thiết bị định vị như GPRS, có thể cho biết vị trí chính xác của bạn đang ở đâu. Như vậy, nhờ hệ thống này mà chúng tôi có thể đặt được chính xác dẫn lưu vào trung tâm ổ máu tụ để hút và dẫn lưu máu.

phau-thuat-khong-can-mo-so-lua-chon-moi-dieu-tri-xuat-huyet-nao-2Hút máu tụ.

Thuốc tiêu sợi huyết Actilyse

Actilyse là một chất hoạt hóa plasminogen type mô của người (rt - PA) sản xuất bằng công nghệ DNA tái tổ hợp, là thuốc tan huyết khối. Actilyse làm tan cục huyết khối bằng cách gắn vào fibrin và khởi đầu sự chuyển plasminogen thành plasmin. Plasmin là một serin protease tương đối không đặc hiệu có khả năng thoái biến fibrin, fibrinogen, và các protein trợ đông máu khác, ví dụ các yếu tố V, VIII và XII. Actilyse có ái lực cao với fibrin, nhưng rất ít tác dụng đến các khâu khác trong hệ đông máu.

    Khi máu thoát ra khỏi lòng mạch sẽ bị đông vón lại thành cục, để máu hóa giáng và hấp thu cần có thời gian từ 2 – 4 tuần. Sau khi đặt dẫn lưu vào ổ máu tụ, chỉ một phần máu đã hóa lỏng có thể được hút và dẫn lưu. Phần máu đặc cần được bơm thuốc tiêu sợi huyết làm tan huyết khối để dẫn lưu dễ dàng và triệt để hơn.

    Nếu được triển khai rộng rãi sẽ có thêm một lựa chọn điều trị mới dành cho các bệnh nhân đột quỵ xuất huyết não, góp phần tăng hiệu quả điều trị cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh sau đột quỵ.

     

    Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam bắt đầu triển khai kỹ thuật chọc hút máu tụ, bơm chất tiêu sợi huyết dưới hướng dẫn của hệ thống định vị không khung, điều trị XHN tự phát từ năm 2017. Đến nay, hàng trăm bệnh nhân đã và đang được hưởng lợi từ kỹ thuật tiên tiến này. Tiếp đó, một số bệnh viện cũng độc lập triển khai như Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Ngoại thần kinh quốc tế TPHCM...

    PV: Thưa bác sĩ, kỹ thuật này mang lại ưu việt gì so với các kỹ thuật trước đây và những trường hợp nào sẽ được áp dụng?

    ThS.BS.Đặng Hoài Lân: Trước đây, đối với những trường hợp chảy máu não với thể tích ≥ 30ml nhưng đè đẩy đường giữa không nhiều (≤ 10 mm), thời gian nhập viện sớm từ 12 – 72 giờ, tình trạng ý thức không quá xấu, thường lựa chọn phương pháp điều trị nội khoa bảo tồn. Đây vẫn là phương pháp cơ bản bao gồm hồi sức tích cực, theo dõi và kiểm soát áp lực nội sọ, huyết áp, áp lực tưới máu não, huyết động, thông khí... kèm theo phòng ngừa các biến chứng.

    Phẫu thuật thông thường đặt ra ở các trường hợp xuất huyết lớn, áp lực nội sọ tăng cao, không đáp ứng với điều trị nội khoa. Mục tiêu lý tưởng điều trị phẫu thuật là loại bỏ nguồn gốc xuất huyết, cầm máu, loại bỏ ảnh hưởng của sản phẩm thoái giáng từ máu nhanh chóng nhất có thể với số lượng tối thiểu nhu mô não bị tổn thương do chính bản thân phẫu thuật. Mở sọ giải áp có hoặc không lấy máu tụ là phương pháp phẫu thuật thường quy ở nhiều tuyến bệnh viện hiện nay. Ưu điểm của phẫu thuật này là nhanh chóng làm giảm áp lực nội sọ, không yêu cầu trang thiết bị hiện đại. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là mổ lớn, nguy cơ biến chứng (mất máu, chấn thương phẫu thuật, nhiễm trùng...) trong và sau mổ còn cao.

    Tuy nhiên, theo kinh nghiệm lâm sàng của chúng tôi và kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới, đối với những bệnh nhân như vậy sau 5 đến 7 ngày thậm chí hơn 10 ngày, tình trạng ý thức sẽ xấu đi, phù não vẫn tiến triển do nhiễm độc các sản phẩm hóa giáng của khối máu tụ trong khi thể tích ổ máu tụ không tăng lên. Tại thời điểm đó, bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật mở sọ giải phóng chèn ép não. Tùy thuộc vào vị trí, thể tích ổ máu tụ mà phẫu thuật viên quyết định có hoặc không lấy khối máu tụ. Đây là một phẫu thuật rất nặng nề, nhiều nguy cơ tai biến, biến chứng, mức độ hồi phục không cao.

    Chính vì vậy, phẫu thuật chọc hút dẫn lưu trong thời điểm 12 đến 72 giờ tính từ khi khởi phát với các trường hợp trên sẽ loại bỏ sớm ổ máu tụ cũng như các sản phẩm hóa giáng, tạo điều kiện cho việc điều trị nội khoa thuận lợi và hiệu quả hơn, giảm thiểu nguy cơ phù não muộn do nhiễm độc và tránh được một cuộc phẫu thuật mở sọ giải chèn ép não nặng nề; tạo điều kiện phục hồi chức năng thần kinh; giúp người bệnh sớm hồi phục và hòa nhập cộng đồng.

    Với phương pháp chọc hút máu tụ cùng bơm thuốc tiêu sợi huyết, mang lại ưu điểm nổi bật so với các biện pháp thông thường là:

    - Xâm lấn tối thiểu, thời gian phẫu thuật ngắn (khoảng 1 giờ).

    - Không phải mở sọ rộng mà chỉ khoan xương 1 lỗ nhỏ đường kính 1cm để đặt dẫn lưu.

    - Giảm thiểu các biến chứng trong và sau mổ (ít mất máu, ít chấn thương do phẫu thuật gây ra, tỷ lệ nhiễm trùng thấp).

    phau-thuat-khong-can-mo-so-lua-chon-moi-dieu-tri-xuat-huyet-nao-3Đặt ống dẫn lưu.

    PV: Trong tương lai, liệu các bệnh viện khác có thể được chuyển giao và thực hiện được kỹ thuật này không, thưa BS?

    ThS.BS.Đặng Hoài Lân: Hiện nay, Bệnh viện 108  đã có kế hoạch và đã dự kiến chuyển giao kỹ thuật này cho các bệnh viện tuyến dưới có đủ trang thiết bị nêu trên, đặc biệt là hệ thống định vị.

    Kỹ thuật nếu được triển khai rộng rãi sẽ mở ra thêm một lựa chọn điều trị mới dành cho các bệnh nhân đột quỵ xuất huyết não, góp phần tăng hiệu quả điều trị cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh sau đột quỵ.

    PV: Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ về cuộc trao đổi này.

    Thu Hà (thực hiện)

    CHAT ZALO
    GỌI ĐIỆN NGAY