Liên hệ
Ăn tiết canh
Ở Việt Nam, nhiều người thường có thói quen dùng các món tiết canh chế biến từ tiết sống lấy từ các loại động vật (gà, vịt, lợn, bò, chó).
Tiết canh là món ăn tươi sống, sử dụng nguyên liệu là tiết động vật tươi được pha với nước mắm hoặc nước muối nhạt để chống đông trước khi trộn với những phần thịt, sụn động vật băm nhỏ. Cách chế biến tiết canh như vậy rất thịnh hành trong ngày Tết.
Như vậy, tiết canh bản chất là tiết sống, mang rất nhiều mầm bệnh. Nếu lợn đang mắc bệnh thì nguồn tiết của nó sẽ chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virut, ký sinh trùng). Vì vậy, người ăn tiết canh từ các con vật này sẽ rất dễ mắc bệnh (liên cầu lợn, cúm gia cầm, nhiễm khuẩn huyết, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, giun, sán). Tuy nhiên, không phải ăn tiết canh xong mà bị bệnh ngay mà thường có một thời gian ủ bệnh gây bệnh sán gạo, liên cầu lợn và tử vong.
Do đó, không ăn tiết canh chưa được nấu chín để phòng bệnh.
Lạm dụng rượu, bia và các đồ uống có cồn khác
Ngoài tình trạng ngộ độc thường gặp ở rượu methanol, thì ngộ độc rượu ngâm với thảo mộc (lá, rễ, hạt cây) hoặc ngâm với động vật (mật, phủ tạng…) có chứa độc tố tự nhiên cũng gây nguy hiểm khôn lường cho người dùng.
Nếu uống rượu bia chỉ nên uống dưới 2 đơn vị cồn/ngày với nam giới, dưới 01 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá 5 ngày trong một tuần.
Một đơn vị cồn tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%); 1 cốc bia hơi 330 ml; 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%); hoặc 1 chén rượu mạnh 30 ml (40%).
Quên rửa tay, sát khuẩn
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, trước khi bế ẵm hoặc cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ…
Ăn đồ sống
Ăn đồ sống rất dễ bị nhiễm khuẩn. Do đó, moi người nên ăn chín, uống sôi, sử dụng nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt.
Dùng chung đồ cá nhân, không chú ý phòng dịch
Không dùng chung các vật dụng cá nhân như: bàn chải, khăn ăn, khăn tay,...
Giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ, thoáng khí. Ngủ màn, phòng chống muỗi đốt ngay cả ban ngày.
Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, đến ngay cơ sở y tế để được khám bệnh và hướng dẫn.
Đối với những người về quê hoặc đi du lịch cần chủ động tìm hiểu thông tin về tình hình dịch bệnh ở nơi đến để chủ động phòng chống dịch, bệnh.
Chú ý phòng dịch, hạn chế việc ra ngoài khi không cần thiết.
Nguồn: https://baogiaothong.vn/nhung-thoi-quen-tai-hai-nhat-dinh-phai-tranh-trong-dip-tet-d540593.html
Thuốc bôi khỏi sùi mào gà tại nhà
Cách chữa sùi mào gà khỏi dứt điểm
Phác đồ trị sùi mào gà hiệu quả nhất
Điều trị bệnh sùi mào gà như nào
Sùi mào gà có gây vô sinh không
Sùi mào gà giai đoạn đầu chữa như thế nào?
Sùi mào gà ở nữ chữa như thế nào ?
Sùi mào gà ở nam chữa như thế nào?
Thuốc bôi khỏi sùi mào gà tại nhà
Cách chữa sùi mào gà khỏi dứt điểm
Phác đồ trị sùi mào gà hiệu quả nhất
Thuốc trị mụn cóc, mụn cơm, mắt cá chân
Thuốc miễn dịch đào thải virus HPV
Nhà thuốc 354
Địa chỉ: 18 Tam Trinh P.Mai Động Q.Hai Bà Trưng Hà Nội
Hotline: 08 6906 5492 (zalo)
Website: Nhathuoc354.com
Email: Nhathuoc354@gmail.com