Sâm Ngọc Linh – Những thông tin cần biết về loại sâm đặc biệt của Việt Nam

Liên hệ


Số khách hàng đang xem: 158
Số lượng sản phẩm đã bán:

Mô tả sản phẩm

Sâm Ngọc Linh – Những thông tin cần biết về loại sâm đặc biệt của Việt Nam

Sâm Ngọc Linh được biết đến là một trong những dược liệu quý trong Đông y. Cũng chính bởi những tác dụng hữu hiệu trong việc chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau mà loại sâm này được ví von như nhân sâm của Việt Nam. Nhiều người biết tới giá bán cao ngất ngưởng của Sâm Ngọc Linh mà chưa biết rõ đặc tính, hình dáng cũng như công dụng chi tiết của loại sâm này. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin tổng quan về loại dược liệu này ngay trong bài viết dưới đây!

Thông tin chung về Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh được đánh giá và xếp vào trong Top 5 loại nhân sâm tốt nhất thế giới với các công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.

  • Tên khoa học: Panax Vietnamensis
  • Các tên gọi khác: Nhân sâm của Việt Nam, Sâm Ngọc Lĩnh, củ Ngải Rọm, sâm khu 5 (sâm K5), cây thuốc giấu, sâm trúc.

Nguồn gốc

Đã từ rất lâu nay, Sâm Ngọc Linh được bà con vùng dân tộc thiểu số, tiêu biểu là đồng bào dân tộc thiểu số Xê Đăng phát hiện và sử dụng như một loại thuốc quý giúp bồi bổ cơ thể và chữa nhiều căn bệnh khác nhau. Lúc đầu, cây được gọi với những cái tên thân thuộc là củ Ngải Rọm hay cây thuốc giấu.

Sâm Ngọc Linh có giá trị dưỡng chất rất cao
Sâm Ngọc Linh có giá trị dưỡng chất rất cao

Trong năm 1973, để tìm hiểu thông tin cụ thể về loại sâm này, một đội cán bộ của khu y tế Trung Trung Bộ đã đến núi Ngọc Linh (Đăk Tô – Kon Tum) để tìm kiếm và nghiên cứu phục vụ quá trình điều trị cho thương bệnh binh còn nhiều thiếu thốn trong giai đoạn chiến tranh.

Sau nhiều ngày tìm kiếm, vào ngày 19/3/1973, đoàn cán bộ đã phát hiện hai cá thể Sâm Ngọc Linh và dần tìm thấy cả một vùng rộng lớn, trải dài trên núi Ngọc Linh có loại cây này. Sơ bộ ban đầu, đoàn công tác xác định đây là loại cây sinh sống chủ yếu ở vùng núi Ngọc Linh (có độ cao hơn 1.800m so với mực nước biển), chưa xuất hiện trên thế giới vào thời điểm đó.

Vì được phát hiện và xuất hiện nhiều trên núi Ngọc Linh mà loại cây này sau đó được đặt tên gắn liền với vùng núi này.

Tiếp tục tìm kiếm, vào năm 1978, một đội công tác đã phát hiện cả một vùng Sâm Ngọc Linh rộng lớn với hơn 7.000 cây trải dài hàng chục kilomet. Những nghiên cứu và phát hiện này đã đánh dấu một cột mốc đáng nhớ trong nền khoa học nước nhà nói chung và lĩnh vực y học cổ truyền nói riêng.

Năm 1984, Sâm Ngọc Linh chính thức được cơ quan chức năng đưa vào sách đỏ Việt Nam vì số lượng cá thể đang có chiều hướng suy giảm mạnh.

Mô tả Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh sinh trưởng hoàn toàn trong môi trường tự nhiên, sở hữu một vài đặc điểm dễ nhận biết dưới đây:
Thuộc loại cây lâu năm, thân khí sinh mọc thẳng đứng hướng lên trên, có chiều cao khoảng 40-100cm. Thân cây nhỏ, có màu tím hoặc màu xanh lục. Đường kính thân khoảng 0,4cm. Trên thân có phân thành nhiều nhánh con.

Nhìn hình dáng bên ngoài, Sâm Ngọc Linh khá giống với nhân sâm Triều Tiên. Một điểm khác biệt duy nhất là thân của Sâm Ngọc Linh có nhiều sẹo, đốt dài 0,5-0,7cm, cứ 1 đốt là 1 lá – đặc điểm này giống với đốt của cây trúc nên một số nơi gọi Sâm Ngọc Linh là sâm trúc.

Sâm Ngọc Linh trong tự nhiên được tìm thấy nhiều ở núi Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh trong tự nhiên được tìm thấy nhiều ở núi Ngọc Linh

Lá của loại cây này ở trên đỉnh thân là lá kép hình chân vịt, có 3-5 nhánh lá. Cuống lá dài 0,6-1,2cm. Phiến lá hình trứng ngược dài 12-15cm, rộng 3-4cm, mép có khía hình răng cưa. Ở hai mặt của lá đều có lớp lông phủ.

Rễ cây thường mọc bò ngang trên hoặc dưới mặt đất, có đường kính khoảng 1-2cm, có rất nhiều rễ nhánh và củ phát triển ở phần này.

Những cây có tuổi trên 4 năm thì hoa hình tán đơn, mọc ở giữa các lá và thẳng với thân cây. Mỗi tán trung bình có 60-100 hoa, cuống ngắn khoảng 1,5cm. Hoa có 5 cánh, màu vàng nhạt, có nhị 5, lá đài 5 và 1 vòi nhụy.

Quả mọc ở trung tâm tán lá, dài 0,8-1cm, rộng 0,5cm, có màu chuyển từ xanh đến xanh thẫm sang màu đỏ cam và vàng lục. Xuất hiện một mảng đen ở đỉnh quả khi chín. Trung bình mỗi cây có 10-30 quả, mỗi quả có 1 hạt, đôi lúc có quả chứa 2 hạt.

Phân bố và phân loại Sâm Ngọc Linh

Như đã nói ở phần trên, Sâm Ngọc Linh xuất hiện chủ yếu ở miền Trung, nhất là vùng Trung Trung Bộ của nước ta. Mật độ cá thể sâm ở đấy được tính toán đạt số lượng nhiều nhất tại độ cao khoảng 1.700-2.000m so với mực nước biển.

Đặc biệt loại thực vật này thường mọc thành đám dày dưới các tán rừng già, bám dọc theo các con suối và ở nơi có vùng đất ẩm ướt, nhiều mùn. Cây sinh trưởng thích hợp ở khu vực có nhiệt độ 20-25 độ C vào ban ngày và 15-18 độ C vào ban đêm.

Cụ thể, tại nước ta, những vùng Sâm Ngọc Linh được tìm thấy là:

  • Kon Tum: Sâm Ngọc Linh được phát hiện nhiều nhất ở núi Ngọc Linh (Đăk Tô), số lượng ít hơn tại huyện Tu Mơ Rông và Đắc Giây.
  • Quảng Nam: Sâm được tìm thấy tại vùng núi Ngọc Lum Heo (huyện Phước Sơn), núi Ngọc Am và huyện Nam Trà My.
  • Sâm Ngọc Linh rừng: Đây là loại sâm cực kỳ quý hiếm, tuổi đời lâu năm được tìm thấy ở núi Langbiang thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
  • Sâm Ngọc Linh giống: Loại sâm này được nuôi trồng nhân tạo tại Đà Lạt, ứng dụng phương pháp invitro đáp ứng điều kiện tương đồng như ở vùng núi Ngọc Linh. Tuy nhiên, chất lượng của loại sâm nhân tạo này còn kém, đòi hỏi nhiều thời gian để nuôi trồng, thân yếu và dễ bị bệnh nên không có giá trị cao như Sâm Ngọc Linh tự nhiên.

Ngoài ra, hiện nay ở một số xã, huyện thuộc tỉnh như Kon Tum và Quảng Nam đã được cơ quan chức năng cấp phép đồng thời hướng dẫn người dân nuôi trồng cây sâm này theo quy mô lớn. Do khí hậu và thổ nhưỡng tại các vùng đất này khá tương thích nên cây sâm tuy được nuôi trồng nhân tạo nhưng vẫn đạt hàm lượng dưỡng chất khá cao.

Cách tính tuổi của Sâm Ngọc Linh

Việc thu hoạch đúng thời điểm là yếu tố quan trọng giúp thu được loại sâm có giá trị cao nhất. Do đó cách tính tuổi của sâm sẽ giúp thu hoạch đúng lúc, thu được lứa sâm có chất lượng cao.

Đối với các loại sâm nói chung, càng nhiều tuổi thì càng có giá trị cao. Với Sâm Ngọc Linh cũng vậy, cây từ 5 năm tuổi là có thể khai thác tuy nhiên làm sao để biết cây sâm bao nhiêu tuổi?

Vào tháng 1, sâm bắt đầu đâm chồi non và dần phát triển thành cây trưởng thành có 1 tán hoa. Tháng 4 tới tháng 6, hoa nở và kết trái, tháng 7 quả chín, cuối tháng 10 thì cây lụi, lá rụng dần và để lại các vết sẹo trên đầu củ sâm. Sau đó, cây bắt đầu bước vào giai đoạn ngủ đông cho đến hết tháng 12. Chu trình này cứ lặp đi lặp lại.

Quả của Sâm Ngọc Linh
Quả của Sâm Ngọc Linh

Trong 3 năm đầu cây chỉ rụng 1 lá vì vậy trên củ có 1 sẹo tức là cây sâm đã trên 3 tuổi. Tiếp đó, cứ mỗi năm cây lại rụng 1 lá. Do đó, muốn biết sâm bao nhiêu tuổi, chỉ cần đếm các vết sẹo trên củ. Khi có ít nhất 5 sẹo trên củ sâm thì mới tiến hành thu hoạch.

Bên cạnh đó, hầu hết các bộ phận của cây Sâm Ngọc Linh đều có giá trị nên người ta thu lại phần lá rụng để bán làm dược liệu.

Cách thu hoạch và bảo quản

Là một loại dược liệu quý hiếm, có giá trị cao nên việc thu hoạch và bảo quản Sâm Ngọc Linh cần thận trọng, quy trình đã được nghiên cứu và ứng dụng nhiều trong thực tế.

Khi thu hái và bảo quản sâm, người dân cần chú ý những vấn đề quan trọng dưới đây:

  • Thời điểm: Quá trình thu hoạch sâm thường bắt đầu khi cây được trên 3 tuổi. Thời điểm cây đạt giá trị dưỡng chất cao nhất là từ 5 tuổi đến 7 tuổi.
  • Thời gian: Thời gian tốt nhất để thu hoạch sâm là từ tháng 7 tới tháng 10 mỗi năm vì lúc này cây sâm đã bắt đầu ra quả chín mọng, có thể thu hái quả và hạt sâm. Phần lá sâm nên thu hoạch vào tháng 8 để lá phát triển tới mức tối đa. Còn vào tháng 11 và tháng 12, có thể thu hoạch cây và củ vì đây chính là thời điểm dược tính của cây đạt mức độ tối đa.
  • Sơ chế: Sau khi thu hoạch, cần làm sạch phần rễ, củ và lá cây bằng nước rồi phơi khô tự nhiên. Công đoạn phơi khô sẽ giúp bảo quản lâu dài và giữ nguyên vẹn dược tính của các bộ phận Sâm Ngọc Linh.
  • Bảo quản: Cần bảo quản sâm trong bình có nắp đậy kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm mốc, có mối hay mọt.

Thành phần Sâm Ngọc Linh

Chính những thành phần quý giá của Sâm Ngọc Linh đã giúp loại cây này trở nên hữu ích trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Theo đó, trong loại sâm này có chứa:

  • Saponin: Loại sâm này chứa 52 hợp chất Saponin, trong đó có 26 hợp chất đã được tìm thấy trong các loại sâm khác còn 26 hợp chất còn lại có cấu trúc mới, chưa từng được tìm và xác định. Cụ thể, một số Saponin quan trọng là Saponin dammaran kiểu Ocotilol với Majonoside-R2, Saponin triterpen cùng một số loại Saponin khác như Ro, Rb1, Rb2, Rc, Rd, Rf, Rg2, Rg3 Rh1, Rh2,…
  • Acid amin: Methionine, Lysine, Isoleucine, Phenylalanine, Leucine, Valine, Threonine…
  • Khoáng chất: Sắt, Đồng, Kali…
  • Vitamin: B2, B12, E…
  • Các hợp chất khác như: 7 hợp chất Polyacetylen, tinh dầu, Glucid, Lipid…

Đây đều là những hợp chất rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là với những ai bị suy nhược, người mới ốm dậy hay người đang mắc bệnh ung thư. Sâm Ngọc Linh càng nhiều năm thì thành phần, dưỡng chất càng nhiều do đó cũng có giá trị cao hơn, thậm chí lên tới hàng triệu đồng một lạng.

Công dụng của Sâm Ngọc Linh

Chứa những thành phần quý với sức khỏe như vậy thì Sâm Ngọc Linh được áp dụng để làm gì, chữa trị những chứng bệnh cụ thể nào. Cùng tìm hiểu ngay những công dụng của loại sâm này!

Bồi bổ cơ thể

Các dưỡng chất được tìm thấy trong Sâm Ngọc Linh rất tốt cho các hoạt động của cơ thể, nhất là quá trình tiêu hóa. Theo đó, sâm kích thích ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc, nâng cao khả năng hấp thụ của cơ thể từ đó cải thiện sức khỏe một cách tổng thể.

Dùng sâm để bồi bổ sức khỏe
Dùng sâm để bồi bổ sức khỏe

Ngoài ra, sâm còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, hỗ trợ cải thiện sức đề kháng, cung cấp năng lượng, giúp cơ thể khỏe mạnh đồng thời ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm.

Vì vậy, người ta dùng Sâm Ngọc Linh để bồi bổ cho những người có cơ thể suy nhược, người mới ốm dậy, người còi cọc, ốm yếu từ nhỏ, người cao tuổi sức khỏe yếu, những người bị thiếu máu và những bệnh nhân bị ung thư đang phải điều trị bằng phương pháp hóa trị, xạ trị…

Làm chậm quá trình lão hóa

Thành phần Saponin đa dạng trong Sâm Ngọc Linh có tác dụng tuyệt vời khi ức chế sự hình thành MDA, ngăn chặn phản ứng oxy hóa nhờ vậy làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.

Với những ai ở tuổi trung niên, muốn kéo dài thời thanh xuân thì sử dụng Sâm Ngọc Linh là một gợi ý không tồi. Việc bổ sung thường xuyên loại sâm này sẽ giúp da dẻ mịn màng, tươi sáng, tóc đen và cơ thể nhuận sắc hơn.

Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường hô hấp

Nhờ tác dụng cực mạnh trong việc kháng khuẩn, chống viêm, nhất là khả năng tiêu diệt Streptococcus hay còn được biết đến là phế cầu khuẩn – vi khuẩn gây nên các bệnh lý nhiễm trùng có liên quan tới đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi…

Bên cạnh đó, hoạt chất trong Sâm Ngọc Linh còn giúp ngăn chặn các cơn hen suyễn xuất hiện ở những người mắc bệnh mãn tính.

Điều hòa hoạt động tim mạch

Cholesterol xấu khiến tăng nguy cơ hình thành các khối xơ vữa động mạch, hình thành các cục máu bên trong mạch máu dẫn tới hiện tượng cao huyết áp, đau tim, thậm chí nguy hiểm nhất là đột quỵ.

Saponin có trong Sâm Ngọc Linh là hoạt chất giúp ràng buộc muối mật và cholesterol bên trong cơ thể từ đó giúp loại bỏ các cholesterol xấu.

Nhờ vậy, những ai đang mắc bệnh lý về tim mạch như xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim, huyết áp thất thường… có thể dùng sâm để cải thiện.

Tăng cường sinh lý

Khi bổ sung thường xuyên sâm trúc vào cơ thể, hoạt động của tuyến yên sẽ được kích thích từ đó thúc đẩy sản sinh nội tiết tố sinh dục giúp tăng cường sinh lý ở cả nam giới và nữ giới.

Sâm giúp tăng cường sinh lý
Sâm giúp tăng cường sinh lý

Bên cạnh đó, sâm giúp máu huyết lưu thông tốt hơn vì vậy lượng máu cung cấp tới bộ phận sinh dục cũng tăng lên đáng kể. Điều này sẽ hỗ trợ cải thiện khả năng cương cứng của dương vật nam giới, giúp các quý ông tự tin, sung mãn hơn mỗi khi lâm trận.

Điều trị chứng thiếu máu

Thành phần của sâm trúc có công dụng kích thích sự sản sinh các tế bào hồng cầu và tiểu cầu từ đó giúp tăng lượng máu trong cơ thể cả về số lượng và chất lượng. Điều này khiến sâm được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý thiếu máu, suy tiểu cầu, tình trạng suy nhược, cơ thể gầy gò, xanh xao…

Chống trầm cảm, lo âu

Thành phần Majonoside – R2 được tìm thấy trong Sâm Ngọc Linh giúp hỗ trợ phục hồi rối loạn chức năng do stress, giải tỏa căng thẳng, chống trầm cảm và chữa suy nhược thần kinh.

Tác dụng hỗ trợ giúp người bệnh ăn ngon, ngủ tốt của sâm cũng góp phần đẩy lùi hiệu quả tình trạng căng thẳng, suy nhược thần kinh.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Chính công dụng tuyệt vời này đã khiến loại sâm đặc trưng của Việt Nam ngày càng có giá bán đắt đỏ. Theo đó hoạt chất Saponin có nhiều trong Sâm Ngọc Linh có khả năng ngăn ngừa và phòng chống các tế bào ung thư tăng sinh và phát triển.

Cụ thể, Saponin tấn công trực tiếp vào các tế bào gây ung thư, ức chế sự phát triển của chúng và từng bước loại bỏ ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị ung thư, người bệnh không thể tránh khỏi phải trải qua các giai đoạn điều trị bằng hóa trị, xạ trị. Lúc này, bổ sung sâm hàng ngày sẽ giúp giảm đau đớn, hạn chế phần nào các tác động xấu của hóa trị, xạ trị với cơ thể như: Da sạm và nhăn nheo, tóc rụng, cơ thể suy nhược…

Ngoài ra Sâm Ngọc Linh còn được sử dụng với mục đích:

  • Giảm đường huyết, hỗ trợ chữa trị bệnh lý tiểu đường.
  • Tăng cường chức năng gan, giải độc gan.
  • Tăng cường trí nhớ.
  • Cầm máu tại vết thương hở, giúp vết thương mau lành.
  • Hỗ trợ điều trị sốt rét.
  • Giúp cơ săn chắc, tăng cường khả năng vận động.
  • Phục hồi sức khỏe nhanh chóng với những người đang bị mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

Hướng dẫn cách dùng Sâm Ngọc Linh để đạt hiệu quả cao

Nắm được những thông tin về hiệu quả tuyệt vời của Sâm Ngọc Linh là chưa đủ, để tận dụng tối đa những công dụng của loại sâm này, người dùng cần phải biết được cách dùng chuẩn xác đối với từng mục đích sử dụng.

Mỗi củ sâm có giá trị khá cao nên việc sử dụng đúng cách cũng sẽ giúp bạn vừa tận dụng được lợi ích của sâm vừa tiết kiệm chi phí.

Ngậm sâm

Một trong những cách đơn giản nhất khi sử dụng các loại sâm nói chung là ngậm trực tiếp trong miệng. Theo đó, người dùng chỉ cần lấy một lát sâm đã được thái mỏng ngậm trong miệng cho đến khi tan hoàn toàn.

Cách này vừa đơn giản, không tốn nhiều công sức chuẩn bị vừa giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất trong sâm từ từ một cách tốt nhất. Có thể áp dụng với cả sâm tươi và sâm khô.

Phương pháp này phù hợp với những có thể trạng gầy gò, suy dinh dưỡng, ăn không ngon miệng, mất ngủ hoặc những người đang bị ho, hen suyễn, viêm họng…

Sâm Ngọc Linh ngâm mật ong

Mật ong nguyên chất được biết đến là một trong những thứ quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Theo đó, trong mật ong chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất khác. Sự kết hợp giữa mật ong và Sâm Ngọc Linh đã tạo nên một sản phẩm vô cũng hữu ích với sức khỏe.

  • Chuẩn bị 1kg sâm tươi, rửa sạch và để cho ráo nước.
  • Thái sâm thành từng lát mỏng.
  • Xếp sâm vào bình thủy tinh lớn rồi đổ ngập mật ong nguyên chất vào.
  • Đậy kín nắp bình rồi để ở nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Mỗi ngày ngậm 2-3 lát sâm ngâm mật ong.

Lưu ý không nên đổ mật ong đầy bình, cần để thừa ra một khoảng trống vì mật ong có thể sinh ra khí chèn ép lên bình đựng. Trong quá trình ngâm, nếu thấy nổi lên các bọt trắng thì cần vớt sạch, giúp ngăn ngừa tình trạng lên men và sâm bị chua.

Sâm Ngọc Linh ngâm rượu

Rượu ngâm Sâm Ngọc Linh là một thứ đồ uống bổ dưỡng với đấng mày râu, đặc biệt là những người có thể tạng yếu, mắc phải các bệnh lý nam khoa như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, chứng liệt dương… Bên cạnh đó, việc uống đều đặn mỗi ngày một chén rượu sâm còn giúp quý ông sung mãn, tăng cường thể lực và kéo dài cuộc yêu.

Dùng Sâm Ngọc Linh để ngâm rượu
Dùng Sâm Ngọc Linh để ngâm rượu

Để làm rượu Ngọc Linh hãy thực hiện theo hướng dẫn chi tiết dưới đây:

  • Chuẩn bị 100g sâm dạng khô hoặc 500g sâm còn tươi.
  • Sơ chế sạch sẽ sâm tươi.
  • Ngâm sâm với 2-3 lít rượu trắng ít nhất 50 độ trong một bình thủy tinh lớn, có nắp đậy kín.
  • Sau khoảng 3 tháng mới có thể sử dụng rượu ngâm sâm.

Lưu ý mỗi ngày chỉ nên sử dụng tối đa 100ml rượu, không nên lạm dụng vì có thể gây phản tác dụng, gây ra các bệnh lý về dạ dày, thần kinh. Đặc biệt, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, đang cho con bú, người mắc bệnh về tim mạch, huyết áp, người cao tuổi không nên uống loại rượu này.

Trà Sâm Ngọc Linh

Trà sâm có thể được sử dụng với bất cứ đối tượng nào lại rất dễ làm, không tốn quá nhiều thời gian chuẩn bị mỗi ngày. Theo đó có 2 cách để nấu trà sâm:

  • Cách 1: Dùng một nắm lá sâm rửa sạch (có thể dùng lá tươi hoặc khô), để ráo rồi cho vào bình hãm cùng nước sôi như hãm chè xanh.
  • Cách 2: Đem thái củ sâm thành lát mỏng. Mỗi ngày dùng vài lát sâm nấu cùng nước sôi trong khoảng 5 phút là có thể sử dụng.

Thói quen uống trà sâm mỗi ngày sẽ giúp điều hòa máu huyết, giải tỏa căng thẳng, hỗ trợ để có một giấc ngủ ngon, ăn uống ngon miệng và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Cháo Sâm Ngọc Linh

Một cách chế biến khác với Sâm Ngọc Linh là nấu cùng với cháo. Theo đó, người dùng thực hiện theo cách sau:

  • Lấy 3g sâm tươi đã được rửa sạch bùn đất nấu cùng với nước trong khoảng 30 phút cho các tinh chất của sâm thôi ra nước.
  • Sau đó vo gạo và cho vào nồi nấu chung đến khi gạo chín nhừ, nhuyễn thành cháo thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Lưu ý nên ăn cháo khi còn nóng ấm để món ăn bổ dưỡng này phát huy công dụng tối đa. Mỗi tuần ăn 2-3 lần, không nên ăn quá nhiều vì có thể gây thừa chất, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng và gây kích thích hệ thần kinh.

Sâm hầm thuốc Bắc

Kết hợp sâm trúc với một số vị thuốc Bắc sẽ tạo nên một bài thuốc rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những ai mới ốm dậy, người có cơ thể suy nhược, người cao tuổi hay bệnh nhân mắc bệnh nan y.

  • Theo đó lấy vài lát sâm hầm cùng một số vị thuốc Bắc.
  • Mỗi tuần chỉ dùng thuốc từ 1-2 lần để phát huy công dụng.

Người bệnh nên tới các nhà thuốc y học cổ truyền để được bốc thuốc phù hợp và được hướng dẫn cụ thể về cách kết hợp giữa sâm và thuốc Bắc.

Như vậy có rất nhiều cách sử dụng Sâm Ngọc Linh. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa và sở thích cũng như điều kiện của mỗi cá nhân để lựa chọn phương pháp sử dụng thích hợp nhất.

CHAT ZALO
GỌI ĐIỆN NGAY