Các vị thuốc được lấy từ cây quế, công dụng và liều dùng

Liên hệ


Số khách hàng đang xem: 176
Số lượng sản phẩm đã bán:

Mô tả sản phẩm

Các vị thuốc được lấy từ cây quế, công dụng và liều dùng

1. Vị thuốc Quế chi

Quế chi là cành non phơi khô của một số loài quế Cinamomun optusifolium. Quế chi có vị cay, tính nóng, có độc nhẹ, là dương dược, quy vào 3 kinh phế, tâm và bàng quang.

Quế chi là một trong những vị thuốc giải biểu

Quế chi là một trong những vị thuốc giải biểu

1.1 Công dụng, liều dùng:

  • Giải biểu tán hàn, dùng để chữa các bệnh cảm mạo phong hàn, biểu hiện sốt cao, có rét run, không đổ mồ hôi. Khi dùng có thể phối hợp với Ma hoàng trong bài Ma hoàng thang hoặc Quế chi thang.
  • Làm thông dương khí khi dương khí bị ứ trệ, dẫn đến phần nước trong cơ thể bị ngưng đọng gây phù nề. Hoặc dùng trong chứng đờm ẩm, khí huyết lưu thông kém.
  • Làm ấm kinh thông mạch, dùng điều trị các bệnh phong hàn, thấp trệ dẫn đến đau nhức xương khớp. Có thể phối hợp với bạch chỉ.
  • Hành huyết giảm đau, dùng trong các trường hợp bế kinh đau bụng, thống kinh, phối hợp với xuyên khung, đương quy, ngô thù du, xích thược. Trường hợp thai chết lưu phối hợp với xạ hương, đau bụng do lạnh phối hợp với hương phụ.
  • Làm ấm thận hành thủy: dùng cho chức năng thận suy yếu, tiểu tiện bí tức. Khi hen suyễn thì phối hợp với mộc thông, uy linh tiên.

Liều dùng: 4- 20 g.

1.2 Ứng dụng lâm sàng của  Quế chi:

Một số bài thuốc có quế chi được dân gian áp dụng:

Quế chi thang gồm: Quế chi 12g, Sinh khương 12g, Bạch thược 12g, , Chích thảo 6g, Đại táo 4 quả sắc nước uống. Dùng tốt đối với bệnh nhân cơ thể sức đề kháng yếu mắc ngoại cảm phong hàn.

Quế chi phụ tử thang gồm: Quế chi 12g, Phụ tử 12g, Cam thảo 8g, Sinh khương 12g, Đại táo 3 quả. Sắc nước uống ấm giúp trị chứng phong thấp đau các khớp, không sốt

Hành huyết thông kinh dùng Quế chi phục linh hoàn trị chứng phụ nữ đau bụng kinh do ứ huyết, thai chết lưu, bụng dưới có cục, tắt kinh (Quế chi, phục linh, đơn bì, bạch thược và đào nhân. Mỗi thứ 8g sắc nước uống hoặc tán bột mịn làm hoàn).

Bài thuốc trị u sơ tử cung: Quế chi, Đào nhân, xích thược, Hải tảo, Mẫu lệ, Miết giáp mỗi thứ 160g, Phục linh Mẫu đơn bì, Qui vĩ mỗi thứ 240g, Hồng hoa 100g, Nhũ hương, Mộc dược, Tam lăng, Nga truật mỗi thứ 80g. Tất cả tán mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 10-12g ngày 2-3 lần.

Ôn thận hành thủy: Quế chi có tác dụng thông dương lợi thủy, khi phối hợp với các vị thuốc ôn thận kiện tỳ lợi thủy chữa các chứng phù (trong bệnh viêm thận, thận hư nhiễm mỡ) hoặc đàm ẩm (trong bệnh viêm phế quản mạn),

Trị các chứng phù: thường dùng bài Ngũ linh tán (Bạch linh, Bạch truật, Trư linh mỗi thứ 12g, Trạch tả 16g, Quế chi 4g, tán bột mịn mỗi lần uống 8-12g hoặc làm thuốc sắc. Trị viêm phế quản hoặc hen phế quản mạn tính. Nhiều đàm dùng bài Linh quế truật cam thang (Bạch linh 12g, Bạch truật 8g, quế chi 8g, Cam thảo 4g sắc nước uống.

Chú ý lúc dùng thuốc: Quế chi kiêng kỵ đối với chứng sốt cao, âm hư dương thịnh, phụ nữ có thai, kinh nguyệt ra nhiều.

2. Vị thuốc nhục quế

Vị cay ngọt, tính nhiệt. Qui vào các kinh Thận, Tỳ, Tâm, Can.

Nhục quế có tính đại nhiệt, là vỏ cành cây quế

Nhục quế có tính đại nhiệt, có tác dụng hồi dương

2.1 Công dụng, liều dùng:

Nhục quế có tác dụng bổ mệnh môn hỏa, tán hàn, ôn tỳ, chỉ thống, làm ấm khí huyết.

  • Dùng để hồi dương trong các trường hợp thận dương hư nhược, chân tay lạnh giá, co quắt.
  • Khử hàn giảm đau, thông kinh hoạt lạc. Dùng cho người đau bụng dữ dội do hàn nhập lý, tiết tả, nôn mửa.
  • Ấm thận hành thủy. Dùng cho trường hợp dương khí hư nhược, phù thũng tiểu tiện khó khăn, nhất là phù nặng bàn chân.

Liều dùng: Với thuốc thang thường dùng với liều 2 – 6g. Không nên sắc lâu. Bột Nhục quế dùng 0,05 – 5 g/ ngày.

2.2 Ứng dụng lâm sàng của Nhục quế:

Trị đau bụng tiêu chảy kéo dài do thận dương hư, tỳ vị hư hàn hoặc tỳ thận dương hư có thể dùng một số bài có nhục quế:

  • Trị chứng nôn ỉa nhiều, quyết nghịch hư thoát: bài Tam khí đơn: Nhục quế 3g, Lưu hoàng 3g, Hắc phụ tử 10g, Can khương 3g, Chu sa 2g, chế thành viên, mỗi lần uống 3g ngày 2 lần với nước sôi ấm.
  • Quế linh hoàn gồm: Nhục quế 3g, Mộc hương 3g, Can khương 5g, Nhục đậu khấu và Chế phụ tử đều 9g, Đinh hương 3g, Phục linh 9g, chế thành hoàn mỗi lần uống 8g, ngày 2 – 3 lần với nước ấm. Trị đau bụng tiêu chảy do tỳ thận dương hư.

Trị viêm thận mạn, phù thũng do dương khí hư chân tay lạnh, tiểu ít chân phù:

Dùng bài Tế sinh Thận khí hoàn (Tế sinh phương): Can địa hoàng 15g, Sơn dược 12g, Sơn thù 6g, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả đều 12g, Nhục quế 4g, Phụ tử 10g, Xuyên Ngưu tất 12g, Xa tiền tử 15g. Luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 15g, ngày uống 2 – 3 lần.

Trị chứng đau bụng, phụ nữ thống kinh do hư hàn:

Dùng Nhục quế tán bột mịn, mỗi lần uống 3 – 4g với nước ấm hoặc rượu càng tốt.

Lý âm tiễn: Thục địa 16g, Đương qui 12g, Nhục quế 5g, Can khương 5g và Cam thảo 4g, sắc uống. Trị phụ nữ đau bụng kinh

Chú ý, kiêng kỵ:

Không dùng Nhục quế cho phụ nữ có thai, người âm hư dương thịnh. Nếu dùng lâu, liều cao thường gây nhức đầu, táo bón.

3. Vị thuốc Quế tâm:

Quế sau khi gọt bỏ hết bì thô dày, lấy phần bên trong màu tía, có vị rất ngọt là quế tâm. Đây là vị thuốc tính ấm, vị ngọt, quy vào kinh tâm.

Quế tâm vị ngọt, tính ấm, quy vào kinh tâm

Quế tâm vị ngọt, tính ấm, quy vào kinh tâm

3.1 Công dụng, liều dùng:

Quế tâm giết được 3 loại trùng, chữa chứng huyết xung lên, đau bụng hậu sản, ngăn được chứng thổ ra máu, thông kinh, hành huyết, đạo trệ.

Ngoài ra có công năng bổ âm bổ dương (Dùng Quế tâm vào thuốc bổ âm thì có khả năng lưu hành sự ngưng trệ của huyết dược để bổ Thận, do vị cay vào Phế kim, có thể sinh thủy để hành huyết). Chữa chứng chân mềm nhũn, cấu không biết đau. Chứng trúng phong bán thân bất toại, nghiến răng, đờ lưỡi, tắt tiếng. Quế tâm có khả năng ôn bổ Thận khí, lại chuyên chữa được chứng đau vùng thượng vị và tinh hoàn sưng đau.

3.2 Ứng dụng lâm sàng:

Trị sinh xong khí huyết không tan, tích tụ lại thành hòn khối ở thượng vị, cảm hàn nhiệt, tay chân gầy ốm dùng bài thuốc Quế Tâm Hoàn:

Nguyên liệu: can tất 30g; đương quy 20g; hậu phác 40g; đại hoàng 40g; đào nhân 40g;  huyền hồ sách 40g; mẫu đơn bì 30g; miết giáp 40g; một dược 20g; quế tâm 40g; tam lăng 40g; tân lang 20g; thanh bì 30g; xích thược 20g.

Cách dùng: Tán bột các nguyên liệu, làm hoàn. Ngày uống 8 – 12g.

DS. Nguyễn Thị La

CHAT ZALO
GỌI ĐIỆN NGAY