Liên hệ
Nhiễm độc niệu là một trong những giai đoạn nghiêm trọng của bệnh suy thận. Khi bệnh tiến triển ở mức độ quá nặng, bệnh nhân thường phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Ngoài ra, họ còn phải chú ý đến nhiều thứ trong cuộc sống hằng ngày, nếu không sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng.
Nếu nhận thấy cơ thể có 3 biểu hiện bất thường không thể giải thích được, xuất hiện cùng một lúc, bạn hãy cẩn trọng vì nó có liên quan tới bệnh nhiễm độc niệu.
1. Đi tiểu bất thường
Thận cũng là cơ quan bài tiết nước tiểu, màu sắc của nước tiểu cũng có thể cho thấy tình hình sức khỏe của thận như thế nào. Nếu việc đi tiểu bình thường, màu sắc không có gì khác lạ, điều này cho thấy chức năng của thận đang hoạt động tốt.
Trong trường hợp ngược lại, tần suất đi tiểu và màu sắc của nước tiểu bất thường, cho thấy việc lọc các chất độc hại ở thận đang có vấn đề, dấu hiệu bệnh tật sắp xảy ra.
Khi tình trạng nhiễm độc niệu xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thận. Lúc đó, thận không thể bài tiết được nước tiểu ra ngoài cơ thể kịp thời, về lâu dài người bệnh sẽ thấy lượng nước tiểu giảm đáng kể. Hơn nữa, khi đi tiểu còn có cảm giác đau rát, dễ dẫn tới tổn thương hệ tiết niệu.
Ngoài vấn đề liên quan tới việc đi tiểu, người bệnh còn có triệu chứng sưng tấy ở tay chân, mi mắt và một số bộ phận khác.
2. Mệt mỏi về thể chất
Triệu chứng điển hình nhất trong giai đoạn đầu của bệnh nhiễm độc niệu chính là cơ thể thường xuyên mệt mỏi. Có nhiều yếu tố gây ra tình trạng này như thức khuya, lao động trí óc trong thời gian dài nên nhiều người không quá để ý đến. Tuy nhiên, sau khi nghỉ ngơi đầy đủ vẫn thấy tay chân rã rời, yếu ớt, cần xem xét thêm có những yếu tố bất thường khác hay không mà nghĩ tới vấn đề bị nhiễm độc niệu.
Sau khi bị nhiễm độc niệu, khả năng bài tiết của thận trở nên kém, một lượng lớn các chất chuyển hóa sẽ tích tụ lại trong cơ thể. Theo thời gian, tình trạng này sẽ dẫn tới tăng natri trong máu, tăng kali, nhiễm toan… dẫn tới mệt mỏi về thể chất là điều tất yếu sẽ xảy ra.
3. Da khô và bong tróc
Nếu thời tiết không hanh khô, cơ thể uống đầy đủ nước nhưng da dẻ vẫn bong tróc, cần cảnh giác xem đó có phải do nhiễm độc niệu hay không.
Vì chức năng thận bây giờ không diễn ra bình thường nên nó không thể đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể. Vì thế, các chất độc chỉ có thể đào thải qua da, dẫn tới tình trạng da bị xỉn mau, ngứa ngáy, khô ráp…
Đặc biệt sau khi sử dụng các loại thuốc ngoài da liên quan mà bệnh vẫn không có cải thiện, bạn nên đến bệnh viện khám, tránh bỏ lỡ thời gian điều trị bệnh tốt nhất.
Phòng ngừa bệnh nhiễm độc niệu như thế nào?
- Chú ý tới chế độ ăn uống
Thói quen ăn uống không tốt sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, thậm chí gây nhiễm độc niệu. Do đó, để ngăn ngừa các vấn đề trước khi chúng xảy ra, bạn phải tránh xa các loại thực phẩm giàu cholesterol và calo, đồng thời ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh để đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, giảm gánh nặng cho thận.
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Đối với những người có thói quen thức khuya, hút thuốc lá, uống rượu bia, rối loạn ăn uống… cần phải đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ để kịp phát hiện ra bệnh.
Nhìn chung, nhiễm độc thực sự là một căn bệnh rất nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa tính mạng nếu không nắm bắt được thời gian điều trị tốt nhất. Vì thế, khi nhận thấy có những triệu chứng không giải thích được như trên, cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra.
Thuốc bôi khỏi sùi mào gà tại nhà
Cách chữa sùi mào gà khỏi dứt điểm
Phác đồ trị sùi mào gà hiệu quả nhất
Điều trị bệnh sùi mào gà như nào
Sùi mào gà có gây vô sinh không
Sùi mào gà giai đoạn đầu chữa như thế nào?
Sùi mào gà ở nữ chữa như thế nào ?
Sùi mào gà ở nam chữa như thế nào?
Thuốc bôi khỏi sùi mào gà tại nhà
Cách chữa sùi mào gà khỏi dứt điểm
Phác đồ trị sùi mào gà hiệu quả nhất
Thuốc trị mụn cóc, mụn cơm, mắt cá chân
Thuốc miễn dịch đào thải virus HPV